Cẩm nang du lịch

lao-cai ha-noi vinh-ha-long hai-phong ninh-binh da-nang quy-nhon nha-trang mui-ne vung-tau hcm my-tho phu-quoc da-lathoi-an hue

GIỚI THIỆU DU LỊCH SÀI GÒN

Nếu Hà Nội được biết đến là thủ đô ngàn năm văn hiến với vẻ đẹp yên bình, trầm mạc cùng nhịp sống chậm rãi thì Sài Gòn lại là thành phố của những chuyển động, sự sôi nổi, sầm uất bậc nhất cả nước nhưng lại đan xen một chút cổ kính, một chút châu Âu giữa lòng Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh (thường được gọi là Sài Gòn) là một thành phố ở miền nam Việt Nam nổi tiếng với vai trò nòng cốt trong chiến tranh Việt Nam. Sài Gòn cũng được biết đến với địa danh của thực dân Pháp.

Thời điểm phù hợp nhất để du lịch Sài Gòn:

Ở Sài Gòn, thời tiết hầu như nóng quanh năm dù không nắng nóng gay gắt như miền Bắc hay oi bức như miền Trung, nhiệt độ trung bình là 27°C và thời gian nắng đỉnh điểm nhiệt độ còn có thể lên tới hơn 40°C. Có hai mùa rõ rệt nơi đây chính là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, bạn lưu ý nếu đến đây vào thời gian này thì đừng bao giờ quên mang theo bên mình những chiếc ô bởi những cơn mưa thời gian này luôn ghé thăm bất chợt không báo trước. Mùa khô thì thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4.

Phương tiện đi du lịch ở Sài Gòn:

Là thành phố sôi động nhất cả nước, thật dễ dàng để đến Sài Gòn bởi bạn có thể sử dụng bất cứ loại phương tiện nào để tới đây như xe ô tô, máy bay hay tàu hỏa…tại bất cứ địa điểm nào trên đất nước ta.

Những địa điểm du lịch Sài Gòn :

Nhà thờ Đức Bà

Không còn xa lạ gì nữa, nhà thờ Đức Bà là một trong những địa điểm mà bạn đích thị không thể bỏ lỡ check-in khi đến Sài Gòn bởi vẻ đẹp cổ kính và ý nghĩa biểu tượng của nó. Nằm ở khu trung tâm của Quận 1, khu vực nhà thờ thể hiện rất rõ dấu ấn Sài Thành khi mà bao xung quanh khu nhà thờ cổ kính, rêu phong và đậm tính lịch sử là những tòa nhà chọc trời, hiện đại và sầm uất hơn thảy. Nơi đây nổi bật với kiến trúc Châu Âu kết hợp phong cách Roman và Gothic tuyệt đẹp, cùng cặp chuông lớn nhất Việt Nam. Nhà thờ Đức Bà là ngôi thánh đường đẹp nhất và quan trọng nhất của giáo phận Sài Gòn, niềm tự hào của người dân thành phố.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Thời gian gần đây, con đường Nguyễn Huệ đã được xây dựng thành phố đi bộ cho người dân Sài Thành và trở thành một con đường vô cùng sôi động vào các dịp lễ hội và các ngày cuối tuần. Hai bên con đường này sở hữu rất nhiều khách sạn, khu mua sắm cao cấp và những căn nhà đã tồn tại lâu đời mang hơi thở kiến trúc châu Âu một thời.

Đi thẳng đường Nguyễn Huệ theo hướng Đông Nam sẽ đến con đường Tôn Đức Thắng rực rỡ ở ven sông Sài Gòn. Đặc biệt hơn, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, con đường Nguyễn Huệ được phủ trong lung linh các sắc hoa tươi mới và rực rỡ sức sống.

Chợ Bến Thành

Được coi như là một nhân chứng lịch sử chứng kiến những biến động của lịch sử qua các thời kì, chợ Bến Thành là một trong những biểu tượng nổi bật nhất khi nhắc tới Sài Gòn đối với các khách du lịch gần xa. Chợ Bến Thành có bốn cổng Đông Tây Nam Bắc hướng ra những con đường chính ở trung tâm Sài Gòn. Ghé thăm khu chợ Bến Thành, du khách sẽ tha hồ lựa chọn mua quần áo, giày dép, đồ lưu niệm hay rất nhiều đồ dùng, vật dụng khác.

Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập là công trình kiến trúc đi vào lịch sử của dân tộc. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đây là nơi làm việc của bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Sau khi giải phóng, nơi đây được xếp vào danh sách di tích đặc biệt cấp quốc gia.Dinh Ðộc Lập là một công trình kiến trúc độc đáo của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.

Dinh được khởi công xây dựng ngày 01/7/1962 và khánh thành vào ngày 31/10/1966 ,Khi thiết kế Dinh Ðộc Lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông

Bưu điện trung tâm Sài Gòn

Bưu điện trung tâm Sài Gòn Là một địa điểm thu hút khách du lịch khá đặc biệt, bưu điện Trung tâm là bưu điện lớn nhất Việt Nam. Được xây dựng từ năm 1886 đến 1891 bởi kiến trúc sư nổi tiếng Gustave Eiffel, tòa nhà với mái và cửa sổ vòm gợi nhớ đến các trạm xe lửa đầu tiên ở châu Âu. Ở đây bạn có thể thấy một chân dung lớn của Bác Hồ trên cao đang nhìn xuống.

NHÀ HÁT TPHCM

Nhà hát lớn thành phố Hồ Chí Minh hay còn được gọi ngắn gọn là Nhà hát Thành phố hoặc Nhà hát Lớn. Là nơi chuyên tổ chức và biểu diễn các tiết mục nghệ thuật, đồng thời có thể sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn thu hút rất nhiều người tới thăm quan ,Là một trong những công trình tại tp Hồ Chí Minh thuộc loại lâu đời theo lối kiến trúc Tây Âu đầy hoa mỹ.

NHÀ THỢ TÂN ĐỊNH

Nhà thờ Tân Tịnh cũng là 1 trong những công trình kiến trúc độc đáo của Việt Nam. Nhà thờ khởi công vào năm 1870 và hoàn thành vào 6 năm sau đó. Nhìn tổng thể chung, kiến trúc nhà thờ Tân Định được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic nhưng các chi tiết lại mang phong cách Roman và Baroque. Sau nhiều lần trùng tu và sửa sang thì nhà thờ Tân Định vẫn luôn được giữ nguyên màu sắc ban đầu. Chính màu sơn hồng đặc biệt, ấn tượng của nhà thờ Tân Định là điểm đặc biệt để du khách ghé thăm.

Bitexco Skydeck

Tòa tháp được khởi công xây dựng vào tháng 5/2004, do kiến trúc sư người Mỹ Zapata thiết kế và khánh thành ngày 31/10/2010. Ý tưởng thiết kế được lấy cảm hứng từ hình ảnh của búp sen vươn lên bầu trời, thể hiện cho khát vọng vươn lên của dân tộc, đại diện cho 1 Việt Nam đầy năng động nhưng vẫn gìn giữ bản sắc. Tòa nhà có độ cao là 269m với 3 tầng hầm và 68 tầng lầu được thiết kế bằng thép và kính đôi gia nhiệt, có hàm lượng sắt thấp. Đặc biệt có tầng 49 là đài quan sát Sài Gòn Skydeck và bãi đỗ trực thăng với chiều dài 40m, ở tầng thứ 52 của tòa tháp.

Bảo tàng Mỹ thuật

Đây là một tòa nhà tráng lệ kết hợp hài hòa lối kiến trúc Á Đông (Trung Quốc) và châu Âu (Pháp), do ông Rivera (một kiến trúc sư người Pháp) thiết kế vào năm 1929, và xây xong vào năm 1934. Năm 1987, tòa nhà được lập thành Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng vì thiếu hiện vật nên đến năm 1992 mới đi vào hoạt động.

Đến nay, nó đã trở thành một trung tâm mỹ thuật lớn của Việt Nam, lưu trữ rất nhiều tác phẩm hội họa, điêu khắc và cổ vật mỹ thuật trong lịch sử đất nước và nhân loại, gồm cả những tác phẩm có giá trị cao như bức tranh sơn mài Vườn xuân Bắc Trung Nam của danh họa Nguyễn Gia Trí.

Bảo tàng TPHCM

Tòa nhà do kiến trúc sư người Pháp - Foulhoux vẽ kiểu và thiết kế, được xây dựng năm 1890 theo kiểu cổ điển. Năm 1966, dinh Độc Lập xây lại xong, tòa nhà này được làm trụ sở của Tối cao Pháp viện. Sau ngày 30-4-1975 ít lâu, Ủy ban Nhân dân Thành phố quyết định sử dụng toà nhà này làm Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh ngày 12-8-1978, đến ngày 13-12-1999 được đổi tên thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay.

Những món ăn nhất định phải thử khi tới Sài Gòn

1.Bánh xèo Nam Bộ

Màu vàng rộm của bánh xèo kết hợp với nhân tôm, thịt, giá đỗ và ăn cùng chút rau sống chấm trong một loại nước chấm vị vừa đủ sẽ chinh phục thực khách ngay từ lần đầu nếm thử. Bánh xèo miền Nam có trứng, khi ăn chấm nước mắm chua ngọt và rất nhiều loại rau và lá cây tại miệt vườn.

2.Bún bò Huế

Dù đây là một món ăn có xuất xứ từ Huế tuy nhiên với sự đổ xô của người dân từ khắp cả nước về đây lập nghiệp và làm ăn, món ăn này cũng trở thành một trong những món ăn yêu thích ở Sài Gòn và được mở ra ở rất nhiều nơi khắp thành phố.Vị cay và đặm của nước dùng trộn thêm chút mắm tôm tạo nên hương vị riêng vô cùng đặc biệt và dễ gây “nghiện”.

3.Mì hủ tiếu – Hoành Thánh

Hủ tiếu – Một món ăn đặc trưng Nam Bộ rất phổ biến ở Sài Gòn

>

Những món ăn này tuy không phải nguồn gốc bản địa song giờ đây cũng trở thành nét đặc trưng của Sài Gòn. Với người dân Sài Gòn, món này dễ ăn và khá được ưa chuộng. Tuy nhiên với dân Bắc, món này có vị hơi ngọt, có thể không quen khi thưởng thức lần đầu. Các quán hủ tiếu rất sẵn trên bất kỳ còn đường, ngõ hẻm nào của Sài Gòn

4.Lẩu mắm

Cách nấu lẩu mắm thơm ngon đúng vị miền Tây Nam Bộ . Nồi lẩu mắm quan trọng nhất là nước dùng, phải chế biến từ loại mắm ngon, nêm nếm khéo léo cho vừa ăn. Lẩu mắm ở Sài Gòn thường có rau muống, kèo nèo, bông súng, đậu bắp, bạc hà…

5 .Bún mắm

Giống như lẩu mắm, nước dùng là thành phần quan trọng nhất của món bún mắm. Tô bún mắm ngon không quá ngọt, quá mặn hay cay nhưng cũng không hề nhạt nhẽo, nhất là không thể thiếu vị thơm nức của mắm. Ăn bún mắm ngoài lát cá, thịt heo quay, tôm, mực, không thể thiếu đĩa rau sống với rau đắng, bắp chuối, kèo nèo, cọng bông súng, húng thơm. Một số quán ăn ghi điểm thêm nhờ tô nước mắm me chua chua ngọt ngọt rất hấp dẫn.

close