Ẩm thực Sài Gòn- Mũi Né- Đà Lạt

border_color

NGÀY

CHƯƠNG TRÌNH

BỮA ĂN

NƠI Ở

Ngày 01

 

XXX--- TP.HCM

Sau khi đến Thành phố Hồ Chí Minh (còn gọi là Sài Gòn) , hướng dẫn viên đón đoàn, đưa về khách sạn nghỉ ngơi.

 

X

TP.HCM

Ngày 02

 

TP.HCM--- Mũi

Sau khi ăn sáng, đón khách đi tham quan Nhà thờ Đức Bà, một trong những địa danh nổi tiếng của thành phố. Đây là một kiến trúc cổ thời Pháp thuộc, xây dựng năm 1877. Trong quá trình xây dựng, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu, đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi.

Sau đó tiếp tục tham quan Bưu điện thành phố được xây dựng từ năm 1886 – 1891 với lối khắc họa tỉ mỉ, tinh tế, hệ thống ô cửa mái vòm lớn cong vút,… Sự kết hợp giữa phong cách châu Âu hoàng gia và phong cách châu Á phóng khoáng khiến nơi đây trở thành một trong những địa điểm yêu thích của du khách.

Dinh thống nhất được xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng . Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Ủy ban nhân dân thành phố là một trong những công trình kiến trúc cổ điển ở thành phố được hoàn thành năm 1909,  là một trong những biểu tượng cùa thành phố và là  di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Sau khi ăn trưa đến Mũi Né, tự do hoạt động.

 

Sáng Trưa

 

Mũi Né

Ngày 03

 

Mũi

Sau khi ăn sáng, tham quan Suối Tiên, gọi là suối nhưng thực chất là một khe nước nhỏ ,Nước ở đây chỉ đến mắt cá chân của du khách nên có thể tha hồ lội suối dưới làn nước mát lạnh, quên đi cái nóng gay gắt của Phan Thiết. Với gam màu trắng - đỏ - cam là màu chủ đạo làm cho Suối Tiên trở nên độc đáo và bí ẩn. Đồi cát hồng là những bãi cát dài lượn sóng với những màu sắc khác nhau, một trong những bãi cát trải dài nhiêu cây số và lan rộng ở một diện tích không nhất định với tổng thể lớn.

Buổi chiều tự do hoạt động.

Buổi tối có thể tự do khám phá các món ăn ngon ở Mũi Né.

1. Lẩu thả

Lẩu thả ban đầu có xuất xứ từ món bún thả, được các bà các mẹ gánh đi bán khắp các ngõ hẻm vạn chài ở Phan Thiết. Món ăn gồm rất nhiều thành phần như thịt luộc, trứng rán, cá mai, xoài thái chỉ, rau sống, bắp chuối... tất cả thái nhỏ, bày đẹp mắt trong bát rồi chan nước dùng. Sau này, các nhà hàng đưa món bún thả vào thực đơn, phát triển thành món lẩu thả độc đáo, rất khác biệt so với các món lẩu của miền Nam. Món ăn có phần giống với bún thang Hà Nội nhưng nguyên liệu đặc trưng của vùng biển.

 

2. Dông

Dông là tên gọi của người dân địa phương về loài kỳ nhông - một loài động vật bò sát, sinh sống nhiều trong các cồn cát ở Mũi Né. Dông ăn lá cây, chồi non nên thịt ngọt, sạch và dai. Dông nướng nguyên con thịt dai, đậm đà.

 

3. Bánh quai vạc

Bánh quai vạc nhìn giống bánh bột lọc, cũng có màu trắng trong và nhân tôm. Cách làm cũng tương tự, đó là bột mì tinh nhồi thật dẻo, cán mỏng, cho nhân tôm, thịt xào đậm, tiêu, đường. Bánh được luộc chín và tráng ít dầu để không bị dính. Khi cắn vào, miếng bánh dai dai, lộ ra bên trong là con tôm bọc thịt băm, chấm vào nước mắm chua ngọt nhẹ nhàng.

 

4. Cua huỳnh đế

Cua huỳnh đế được phong là vua của các loại cua. Để bắt được chúng cũng rất kỳ công. Cua huỳnh đế được chế biến thành các món như rang me, rang muối, nướng, nấu cháo... nhưng ngon nhất và cũng đơn giản nhất là hấp chính rồi chấm với muối tiêu xanh. Vị thịt cua được bảo toàn nguyên vẹn, ngọt chắc. 

 

5. Bánh canh chả cá

Bánh canh chả cá ở đây khác so với bánh canh ở nhiều nơi. Thay vì sợi bánh trong suốt thì ở đây, người ta sử dụng loại bánh canh trắng đục như sợi bún bò Huế. Miếng chả cá là linh hồn của bát bánh canh đơn sơ, thường gồm chả cá hấp và chả cá chiên, vị ngọt đậm, cay cay tê tê do băm chung với ớt tươi, khi cắn sẽ hơi dai dai. Nước lèo được ninh từ nhiều loại cá đánh bắt tươi sống ở vùng biển Mũi Né.

 

6. Gỏi cá mai

 

Du khách không thể bỏ qua món gỏi cá mai đặc trưng vùng Phan Thiết. Cá được thái lát, rút xương, ngâm đá. Khi ăn bỏ thêm chút chanh để khiến miếng cá hơi tai tái, thêm các loại rau sống như rau rắm, húng, hành tây, chuối xanh, khế, tỏi ớt, lạc rang... Bạn có thể ăn kèm bánh tráng. Hương vị của miếng cá mai ngọt quyện với các gia vị ăn kèm khiến nhiều người phải trầm trồ.

 

Sáng Trưa

 

Mũi Né

Ngày 04

 

Mũi --- Đà Lạt

Sau khi ăn sang, tham quan Bàu trắng, là một hồ nước ngọt ở tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 62 km, một địa điểm mang trong mình một vẻ đẹp hoang sơ, yên bình như một bức tranh thủy mặc. Cũng bởi vẻ đẹp hoang sơ và yên bình ấy đã giúp Bàu Trắng thu hút khách du lịch đặt chân đến đây.

Sau đó khởi hành đi Đà Lạt, đến nơi tự do hoạt động, có thể thưởng thức các món ngon sau:

 

1.Bánh tráng nướng

Là một món ăn vặt nổi tiếng ở Đà Lạt, còn được gọi là pizza phiên bản Đà Lạt. Bánh tráng được nướng trên lò than, có thêm trứng cút, hành lá, ruốc, thịt băm, xúc xích… bánh được nướng giòn rụm thơm phức, xua tan cái lạnh lẽo của xứ sở sương mù. 

 

2.Bánh căn

Bánh căn có hình dáng gần với bánh khọt, nhưng cách làm hoàn toàn khác. Làm bánh căn thường phải có khuôn đúc đặc biệt, thường làm bằng đất nung, và có nhiều lỗ tròn để đặt khuôn, ở giữa có thể quét mỡ hành hoặc đổ trứng, thường ăn kèm với xoài xanh, khế chua, dưa leo băm sợi. Nước chấm thường là nước mắm pha loãng, tỏi, ớt... hoặc nước cá kho (thường là cá nục), khi dùng thường nhúng nguyên bánh vào nước chấm. Nước chấm có thể bỏ thêm xíu mại, mỡ hành để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng.

Địa chỉ tham khảo: 13 Nhà Chung, Đà Lạt

 

3. Lẩu bò

Giữa tiết trời se lạnh của Đà Lạt thì không gì ấm hơn khi được ngồi ăn bên nồi lẩu thơm phức, lẩu bò ở Đà Lạt nổi tiếng với thịt dày và mềm, với mùi vị đặc trưng kết hợp cùng thời tiết lành lạnh, lẩu bò là món không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt.

Địa chỉ tham khảo: 1/29 đường Hoàng Diệu, Phường 5, Đà Lạt

 

4. Sữa đậu nành

Đến Đà Lạt nhất định phải uống một ly sữa đậu nành nóng được bán ở khắp các con đường , đậu nành ở đây thơm nồng mùi đậu, và đặc biệt là có thể lựa chọn thêm đường hoặc thêm sữa đặc tùy theo sở thích của mình .

 

Sáng Trưa

 

Đà Lạt

Ngày 05

 

Đà Lạt

Sau khi ăn sáng, tham quan Thác Datanla, là một trong những thác được yêu thích nhất ở Đà Lạt. Thác có lượng nước dồi dào do thượng nguồn là nguồn nước ổn định. Datanla không ồn ào do chảy qua nhiều thềm đá. Chính vì lẽ này mà nơi đây còn gọi là Suối Tiên, còn vực thác sâu hun hút bên dưới chân thác được gọi là Vực Tử Thần. Nhờ vào địa hình hiểm trở và cảnh quan tự nhiên mà khu vực thác Datanla đã được quy hoạch thành Khu du lịch thác Datanla, kết hợp nhiều hoạt động phiêu lưu mạo hiểm, giải trí, thư giãn với nhiều dịch vụ khác nhau. Đường hầm đất sét còn được gọi là Đường hầm điêu khắc, là đường hầm làm bằng đất sét dài nhất thế giới. Nơi đây tái hiện toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển của Đà Lạt thông qua những tác phẩm được làm hoàn toàn bằng đất đỏ bazan như Ga Đà Lạt, Nhà Thờ Con Gà, Thung Lũng Tình Yêu Đà Lạt,….

Tiếp đến tham quan các điểm trong thành phố như Nhà thờ chánh tòa Đà Lạt là nhà thờ lớn nhất Đà Lạt, một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại. Hồ Xuân Hương là một hồ nhân tạo nằm ở trung tâm thành phố, có hình mặt trăng lưỡi liềm là nơi du khách thường hay lui tới đi dạo và chụp ảnh.

 

Sáng Trưa

 

Đà Lạt

Ngày 06

 

TP.HCM ---  Đà Lạt

Sau khi ăn sáng, khởi hành về thành phố Hồ Chí Minh, sau khi đến nơi, đưa khách về khách sạn nghỉ ngơi. Du khách có thể tự do khám phá các món ăn ngon như:

1. Cơm tấm

Cơm tấm là món nhất định phải thử khi đến thành phố Hồ Chí Minh, được bày bán ở khắp mọi nơi trong thành phố, từ cửa hàng cho tới góc đường. Những dĩa cơm tấm nóng có thêm mỡ hành, cộng với miếng sườn nướng thơm phức hoặc chả cua, xíu mại, ốp la… chan với ít nước mắm và dưa chua tất cả tạo nên một mùi vị đặc trưng khó quên.

 

2.Bánh mì

Sự pha trộn khẩu vị giữa Pháp và Việt Nam. Bánh mình Việt Nam là món ăn không thể không thử, bánh mì ăn kèm với patê, bơ, thịt nguội, chả lụa, chà bông, dưa chua… là món ăn đường phố người già trẻ nhỏ đều thích thú. Chúng ta có thể thấy các xe đẩy bánh mì ở khắp các góc đường.

 

3. Xôi

Có nhiều loại xôi khác nhau, các loại xôi ngọt như : xôi vò, xôi gấc, xôi đậu, xôi nếp than… ngoài ra còn có xôi mặn ăn với patê , chà bông, chả lụa, thịt gà, lạp xưởng… tùy vào cách chế biến của người bán mà mỗi nơi sẽ có mùi vị khác nhau, là một món ăn bình dân giá rẻ nhưng cực kì no bụng.

 

4. Bánh tráng trộn

Là món ăn vặt rất được các bạn trẻ yêu thích. Bánh tráng được cắt thành sợi, ăn kèm với muối nhuyễn, satế, tắc, xoài, đậu phộng, khô bò…đầy đủ các vị mặn chua cay,  khiến cho nhiều người mê mẫn.

 

5. Phá lấu

Phá lấu bò là một trong những món vặt đường phố hấp dẫn, nguyên liệu chủ yếu là lòng bò, được nấu cho tới mềm với nước sốt béo béo ngọt ngọt ăn kèm với bánh mì.  

6. Gỏi cuốn

Là món ăn rất được du khách yêu thích, Các nguyên liệu gồm rau xà lách, húng quế, tía tô, rau thơm, thịt luộc, tôm tươi.. tất cả được cuộn trong vỏ bánh tráng. Nước chấm dùng kèm là tương hột trộn với đậu phộng rang giã nhỏ phi bằng dầu ăn với hành khô....

 

Sáng Trưa

 

TP.HCM

Ngày 07

 

TPHCM--- XXX

Sau khi ăn sáng, xe và hướng dẫn viên tiễn khách ra sân bay, kết thúc chuyến đi!

Sáng

X

close